Featured Post (TOP)

About

Người đóng góp cho blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Tin tức Tuyển sinh và đào tạo

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Học công tác xã hội ra trường có lo thất nghiệp ?

- Không có nhận xét nào
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp và được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Công tác xã hội vẫn là một nghề khá mới mẻ vì vậy tình trạng thiếu hụt nhân lực đúng chuyên môn là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục những khó khăn và phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam, năm 2010 thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Có thể thấy, nghề Công tác xã hội đang rất cần một lượng lớn nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề, do đó cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công tác xã hội cũng là rất lớn.
Liệu sinh viên ngành Công tác xã hội ra trường có bị thất nghiệp ?
Học công tác xã hội ra trường có lo thất nghiệp ?

Nghề Công tác xã hội cần nhiều nhân lực có chuyên môn

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta những năm gần đây thì khoảng cách giàu nghèo và các vấn nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, cả nước có hơn triệu người nghèo; 7.5 triệu người cao tuổi; 5.4 triệu người khuyết tật; 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 18.000 người nhiễm HIV; gần 170.000 người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm…  Yêu cầu của xã hội đặt ra cho ngành Công tác xã hội lúc này chính là phải đào tạo lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Công tác xã hội, đồng thời  phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công tác xã hội đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.
Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt  Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là đề án 32). Theo Đề án 32, từ năm 2010-2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Trong đó cần phải đào tạo và đào tạo lại 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quâng là 3500 người/ năm); Tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 2.500 người/năm. Như vậy, nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về CTXH ở nước ta là rất lớn.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Vị trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội

Sau khi ra trường, cử nhân ngành Công tác xã hội có trình độ chuyên môn có thể làm việc tại:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội
  • Các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương
  • Các cơ sở cung ứng dịch vụ CTXH, các trường học, các trung tâm tham vấn và thực hành CTXH trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, xã hội, môi trường
  • Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo, kiểm huấn công tác xã hội.

Ngành Công tác xã hội có thể học ở đâu ?

Theo thống kê năm 2013, cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội. Có thể kể tên một số trường đào tạo ngành này như:
Các trường Đại học: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế,…
Các trường Cao đẳng: Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, ...
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn phải có không chỉ kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn cần phải có niềm đam mê với nghề. Đặc biệt với ngành Công tác xã hội, các bạn bạn phải là một người có lòng nhân ái và có trái tim bao dung , bởi bạn sẽ là người giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội để họ tự vươn lên giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, sinh viên ngành Công tác xã hội cũng cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ để tiếp tục đi trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành công tác xã hội tại Hà nội

Địa chỉ trụ sở chính: Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại: 04.3362.8666 – 0928.88.99.00
Website: www.htt.edu.vn
Văn phòng Tuyển sinh – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Địa chỉ: Số 2 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.3767.9555 – 0949.099.919

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Những tấm gương người tốt việc tốt trong các hoạt động Công tác xã hội

- Không có nhận xét nào
Vừa qua, ngày 26/11/2016, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc đã tổ chức lễ biểu dương và khen ngợi những tập thể và cá nhân tích cực trong các hoạt động công tác xã hội của thành phố. Đây là những cá nhân đã có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và bình yên....
Biểu dương các cá nhân và tập thể tiêu biểu trong hoạt động ngành công tác xã hội
Hoạt động công tác xã hội - một hoạt động thật sự có ý nghĩa và giàu giá trị nhân văn
Hoạt động Công tác xã hội thực sự mang lại ý nghĩa lớn lao trong quá trình phát triển về tất cả mọi mặt của đất nước
138 cá nhân và tập thể được tuyên dương trong buổi lễ này đã có nhiều thành tích trong việc xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp. .. để xứng danh thành phố mang tên Bác. Đây là những cá nhân và tập thể đã có nhiều cống hiến, sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước, cống hiến sức lao động cho sự phát triển của thành phố. Những cá nhân được tuyên dương gồm nhiều thế hệ, từ nhiều lĩnh vực công tác khác nhau: Đó là những cụ già tuy đã về hưu nhưng vẫn nhiệt tình trong các lĩnh vực của ngành ctxh , cho các hoạt động từ thiện; đó là nhữn người công nhân vệ sinh đường phố, những thanh niên tình nguyện, những người lao động tự do, bác sĩ, giáo viên, công nhân… Họ là những con người, không kể nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác… đã cống hiến sức mình cho sự phát triển hòa bình, nhân văn và tiến bộ của thành phố. Đó chính là những tấm gương thầm lặng mà cao cả để tất cả mọi người học tập và noi theo.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
Tại buổi lễ, 138 cá nhân đã được nhận bằng khen và được tuyên dương bởi những thành tích mà họ đã đạt được.

Cần nhân rộng mô hình hoạt động công tác xã hội, cần có thêm nhiều tấm gương tích cực và tiêu biểu như vậy hơn nữa

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đánh giá: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là thành phố đi đầu trong các  hoạt động ctxh, các phong trào thi đua sáng tạo, từ đó lan rộng ra khắp cả nước. Cần làm tốt hơn nữa các phong trào thi đua, các chiến dịch thanh niên tình nguyện, Chung sức vì biển đảo quê hương, các chiến dịch và chương trình từ thiện…
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng mong muốn và tin chắc rằng, trong những năm tiếp theo, thành phố sẽ có thêm nhiều tấm gương tiêu biểu hơn nữa nhằm mục đích xây dựng thành phố văn minh, tiến bộ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để tìm hiểu sâu hơn về ngành Công tác xã hội và các địa chỉ đào tạo công tác xã hội, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây:

Tầm quan trọng của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

- Không có nhận xét nào
Công tác xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y tế. Tại các cơ sở y tế, sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đã góp phần tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa người bệnh vơi người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và giữa bệnh nhân với nhân viên y tế. Điều này đã góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành vi tích cực, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân

Vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế
Tầm quan trọng của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

Tầm quan trọng của công tác xã hội trong các cơ sở y tế

Tại các cơ sở y tế, tình trạng thường xuyên quá tải đã đẩy mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trở nên căng thẳng hơn, khi nhân viên y tế không có đủ thời gian để giải quyết hết những câu hỏi cũng như hướng dẫn cặn kẽ các thủ tục cho bệnh nhân. Lúc này, đội ngũ công tác xã hội giữ vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ về vật chất, tâm lý và xã hội giữa bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế và cơ sở y tế, với môi trường xã hội trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh, hỗ trợ việc kết nối các dịch vụ y tế với các dịch vụ thuộc lĩnh vực khác.
Nhiều năm trở lại đây, mô hình công tác xã hội và đội ngũ tình nguyện viên được một số bệnh viện tuyến trung ương áp dụng trong việc hỗ trợ bệnh nhân, cán bộ y tế trong phân loại, tư vấn, giới thiệu dịch vụ, hỗ trợ chăm sóc… Mô hình này đã góp phần giảm tải những khó khăn trong quá trình khám, điều trị tại các bệnh viện. Một trong số các bệnh viên đầu tiên áp dụng mô hình này là bệnh viện nhi Trung ương, khi đã thành lập tổ công tác xã hội. Mô hình được được đánh giá là hiệu quả vì đội ngũ công tác xã hội đã trở thành cầu nối giữa người bệnh và cán bộ y tế, tích cực vận động xã hội chung tay góp phần chia sẻ để vơi đi nỗi đau về thể xác, đem lại cho các em những niềm vui, những nụ cười, trợ giúp để giảm bớt những khó khăn với gia đình các cháu bé đang điều trị. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình công tác xã hội chính là các hoạt động được triển khai bởi một số cá nhân có tâm huyết chứ chưa có trong cơ chế tổ chức của ngành. Đội ngũ cán bộ tham gia mô hình chưa có kinh nghiệm do chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản về kiến thức, kỹ năng công tác xã hội.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Làm sao để phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế ?

Từ thực tế có thể thấy công tác xã hội trong lĩnh vực y tế là nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo bà Hoàng Thị Bích Hường – Quyền giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân số - y tế, Bộ Y tế cho rằng: Để công tác xã hội trong lĩnh vực y tế phát triển cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Trước hết là nâng cao nhận thức về công tác xã hội cho bệnh nhân, người dân; đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ y tế. Sau đó cần xây dựng mạng lưới cán bộ công tác xã hội y tế, xây dựng mô hình công tác xã hội tại các cơ sở y tế, hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế…
Với mục tiêu đề ra, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân số - y tế đã xây dựng dự thảo đề án phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2010-2020. Đề án được xây dựng với mục tiêu nhằm hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Theo đó, các hoạt động chủ yếu của đề án là: Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế, bệnh nhân và người dân; xây dựng mô hình điểm và phát triển mạng lưới công tác xã hội tại cơ sở y tế; đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế có nghiệp vụ công tác xã hội, xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; thực hiện nghiên cứu khoa học; hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Như vậy có thể nói, ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế đã có một hướng đi rõ ràng. Nếu thực hiện tốt đề án, công tác xã hội sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Vai trò của truyền thông và báo chí trong hoạt động phát triển nghề Công tác xã hội

- Không có nhận xét nào
Báo chí  và truyền thông được coi là kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến giúp người dân nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nghề công tác xã hội đối với sự phát triển của cộng đồng, vừa là nhịp cầu kết nối các chính sách, chế độ mới của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; vừa phản ánh những kiến nghị, đề xuất, bất cập của đề án công tác xã hội để các cơ quan chức năng điều chỉnh cho phù hợp. Với chức năng và vai trò như vậy, báo chí và truyền thông giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển nghề Công tác xã hội.
Nhằm đẩy mạnh vai trò của truyền thông với sự phát triển nghề Công tác xã hội ở nước ta, Ngày 28  và 29/11/2016, Hội thảo Báo chí và truyền thông với phát triển nghề công tác xã hội do Tạp chí lao động xã hội và Cục Bảo trợ xã hội phối hợp tổ chức. Mục tiêu của Hội thảo là đẩy mạnh công tác truyền thông trong công tác đẩy mạnh và phát triển ngành công tác xã hội; đồng thời đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Đề án Công tác xã hội (Đề án 32 và Đề án 1215)

Báo chí và truyền thông đã đạt được những kết quả như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển nghề công tác xã hội

Tại Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và xã hội, Ông Trần Ngọc Diễn đã trình bày tại hội thảo một số nội dung cơ bản sau:
- Trong quá trình 5 năm thực hiện phát triển nghề công tác xã hội, lĩnh vực bảo trợ xã hội, chúng ta đã có nhiều bước đi mới, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho nhiều đối tượng trong xã hội, ban hành nhiều Luật và Bộ Luật như: Luật người Cao tuổi, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Luật Lao động…
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
- Ở nước ta hiện nay, đã hình thành và phát triển được hơn 400 cơ sở trợ giúp xã hội (bao gồm cả cơ sở công lập và ngoài công lập) trong đó có trên 30 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu. Mô hình trung tâm Công tác xã hội được thành lập và vận hành có hiệu quả trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, có thể kể đến như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Long An, tp Hồ Chí Minh… Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm này là cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng cần được bảo trợ xã hội. Đã có hàng ngàn lượt đối tượng xã hội đã được hỗ trợ như trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, bệnh nhân tâm thần, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Từ năm 2010 đến nay, việc thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội, công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, từng bước đưa nghề công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó các cơ quan truyền thông báo chí chiếm một vai trò quan trọng. Báo chí vừa là kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến giúp người dân nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nghề công tác xã hội, vừa là nhịp cầu kết nối các chính sách, chế độ mới của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; vừa phản ánh những kiến nghị, đề xuất, bất cập của đề án công tác xã hội để các cơ quan chức năng điều chỉnh cho phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi để có nhiều cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội
Truyền thông báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề công tác xã hội
Cần đẩy mạnh vai trò của truyền thông và báo chí trong sự nghiệp phát triển nghề Công tác xã hội
Kể từ năm 2011, nghề công tác xã hội đã được tuyên truyền một cách thường xuyên và liên tục bởi các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trong cả nước với hầu hết các loại hình báo chí. Vai trò định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nghề công tác xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chủ trương cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước cũng được các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện rất tốt.  Bởi vậy, trong một thời gian không dài, dịch vụ ctxh và ý nghĩa nhân văn của nó đã được nhiều người biết đến và tìm đến để được trợ giúp kịp thời…

Đẩy mạnh vai trò của truyền thông và báo chí với sự phát triển nghề Công tác xã hội như thế nào

Cũng trong Hội thảo này, ông Trần Ngọc Diễn cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí cần dành nhiều thời gian và tâm huyết hơn nữa cho công tác tuyên truyền và phổ biến các Đề án về nghề Công tác xã hội, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về nghề để người dân biết học ngành công tác xã hội ra có thể làm việc ở đâu, chức năng nhiệm vụ, sứ mạng của nghề này như thế nào?
Đối với các phóng viên, nhà báo làm nhiệm vụ theo dõi các mảng truyền thông nghề công tác xã hội cũng cần được tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu.
Đẩy mạnh việc xây dựng các kế hoạch truyền thông cụ thể dưới các hình thức khác nhau bao gồm có việc chủ động đưa ra các thông tin đến việc lên kế hoạch xây dựng và triển khai các chủ đề truyền thông gắn với các giai đoạn của Đề án công tác xã hội.
Tại Hội thảo, đại diện Cục Bảo trợ xã hội cũng đã trình bày một số thành tích quan trọng đã đạt được trong 5 năm thực hiện đề án nghề Công tác xã hội (Đề án 32 và Đề án 1215) và những phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Cũng tại Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe giới thiệu về mô hình cung cấp dịch vụ ngành ctxh, trao đổi giữa các đại biểu và thực tế tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần tại Hải Phòng.

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Cần thiết phải xây dựng Luật Công tác xã hội

- Không có nhận xét nào
Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới Công tác xã hội được công nhận là một nghành nghề mang tính chuyên môn với chức năng là ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề xã hội, tập trung vào những mối quan tâm và nhu cầu của con người, đồng thời giúp họ vượt qua khó khăn và phát huy tối đa khả năng của bản thân. Tại Việt Nam, Công tác xã hội cũng đã có những bước đầu hình thành và phát triển, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người với con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, để nghề công tác xã hội được phát triển đúng ý nghĩa của nó cần thiết phải xây dựng Luật cho ngành Công tác xã hội. Do đó, ngày 15/11, Hội thảo đề xuất xây dựng Luật Công tác xã hội do Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) cùng với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, hiện nay cả nước có khoảng 25% dân số thuộc diện bảo trợ xã hội, cần được trợ giúp bởi các cán bộ công tác xã hội. Cụ thể, các đối tượng cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH gồm 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người khuyết tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 12% hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người bị nhiễm HIV được phát hiện…Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32) cần được chú trọng và thực hiện ngay đó là Việt Nam cần phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.
Phát triển nghề Công tác xã hội cần tạo cơ sở pháp lý
Cần thiết phải xây dựng Luật Công tác xã hội

Công tác xã hội ở Việt Nam

Theo đề án 32, đến năm 2020, Việt Nam cần đào tạo mới và đào tạo lại 60.000 nhân viên Công tác xã hội với các trình độ khác nhau. Còn theo ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH), sau 5 năm triển khai đề án 32, đến nay cả nước đã hình thành và phát triển được 413 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có gần 40 trung tâm công tác xã hội chuyên sâu.
Hiện nay, trong cả nước có khoảng hơn 20 trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng Công tác xã hội. Gần 100.000 cán bộ, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, tư pháp, các trung tâm bảo trợ xã hội… được đào tạo, tập huấn để xây dựng mạng lưới công tác viên nghề công tác xã hội nhằm mục đích giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ từ cộng đồng.
Đối tượng chăm sóc của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội là những người có hoàn cảnh khó khăn, những người mong muốn nhận được sự che chở, bảo vệ và giúp đỡ từ xã hội… Chính vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, người làm nghề công tác xã hội cần phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thuyết trình…), trau dồi đạo đức nghề nghiệp bởi đây là nghề rất cần đến tấm lòng nhân ái.

Cần xây dựng Luật để phát triển nghề Công tác xã hội

Trong thời đại hội nhập, nghề công tác xã hội ngày càng phát triển. Điều đó đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm tạo môi trường thuận lợi để nghề công tác xã hội có thể phát triển, hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội đang nảy sinh ngày càng nhiều.
Ông Jesper Moller, Phó trưởng Đại diện Unicef tại Việt Nam chia sẻ: Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy vai trò, chức năng và sứ mệnh của người làm nghề công tác xã hội phải được quy định rõ ràng trong một khung pháp lý với những tiêu chuẩn cụ thể: tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn nghề, các quy trình cấp giấy phép và hành nghề công tác xã hội…
Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho hay: Trong năm 2016 – 2017, Dự kiến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu và xây dựng và hoàn thiện nội dung Luật về nghề Công tác xã hội, nghiên cứu và đánh giá tác động của Luật đến các hoạt động của ngành. Dự kiến trong năm 2018, Luật Công tác xã hội sẽ đưa vào đăng ký chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội.

Tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về ngành Công tác xã hội tại đây:

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội

- Không có nhận xét nào
Với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam, việc cân đối giữa phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội sẽ giúp cho xã hội của chúng ta phát triển một cách bền vững hơn. Vì vậy, đã đến lúc cần đẩy mạnh phát triển nghề Công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam, đồng thời cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành này để đảm bảo đội ngũ nhân viên công tác xã hội có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Trước hết cần hiểu Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, yếu thế hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội: người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già... Sứ mệnh của ngành Công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.
Đi tìm nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội

Nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội ở Việt Nam

Ngành Công tác xã hội đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thì nghề Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên mọi phương diện. Phần lớn những người làm Công tác xã hội đều chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức và kỹ năng về Công tác xã hội. Chính vì vậy, việc giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề cá nhân, gia đinh, nhóm và cộng đồng dân cư chưa đạt hiệu quả cao, thiếu tính bền vững.
Với mục tiêu phát triển Công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội gia đoạn 2010-2020 (quyết định 32/2010/QĐ-TTg , gọi tắt là Đề án 32) và đầu tư 2.347 tỉ đồng để thực hiện Đề án này. Đồng thời, công nhận Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề  chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Theo Đề án 32, có tới 40% dân số cần trợ giúp của các dịch vụ Công tác xã hội, trên cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực Công tác xã hội, tuy nhiên chỉ có 81.5% chưa qua đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu – Nguyên Cục trưởng cục Bảo trợ xã hội cho biết: Ở nước ta hiện nay, số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162.000 người. Trừ số cán bộ đã được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng Công tác xã hội, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản. Họ chỉ được tham gia vào các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về Công tác xã hội.

Công tác xã hội – Nghề cần nhiều kỹ năng và tấm lòng nhân ái

Bản chất của nghề Công tác xã hội là cung cấp dịch vụ cho người dân và nhân viên công tác xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Những đối tượng có hoàn cảnh đặc biêt là đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe, cần được bảo vệ, che chở… Nhân viên Công tác xã hội không những cần phải có kiến thức chuyên môn mà còn cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Đặc biệt, nhân viên Công tác xã hội cũng cần có đạo đức nghề nghiệp bởi đối tượng mà họ chăm sóc, phục vụ là những người đặc biệt.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp ?

Là một ngành mới ở Việt Nam, nhưng cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội lại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau như: Tại các cơ quan của ngành Lao động Thương binh và xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương; các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Ngoài ra, bạn có thể làm việc độc lập với vai trò là kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội, nhân viên xã hội
Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội bậc đại học và bậc cao đẳng từ năm 2004 nhưng phải tới khi đề án 32 được ban hành năm 2010 thì mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề Công tác xã hội. Từ đó, nghề Công tác xã hội mới chính thức được công nhận và được đưa vào đào tạo một cách bài bản, ngày càng được chuyên nghiệp hóa. Việc Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức Công tác tác xã hội được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy tiềm năng trên thị trường lao động.
Ngành nghề mới mở ra mang lại nhiều cơ hội việc làm, nhưng đó cũng là thách thức lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực Công tác xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, hiện nay cả nước có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, tuyển sinh hàng năm chỉ khoảng 2000 sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội. Mặt khác, đội ngũ giảng viên Công tác xã hội có bằng tiến sĩ và thạc sĩ lại rất ít, chỉ có khoảng 30-40 người, thậm chí có trường chưa có. Bên cạnh những khó khăn về nhân lực đó, công tác đào tạo nghề Công tác xã hội còn gặp một số khó khăn khác như: Chưa có nhiều tài liệu về ngành, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… Tất cả những khó khăn trên đã cản trở sự phát triển của ngành Công tác xã hội theo đúng nghĩa và có một khoảng cách khá lớn nếu so sánh tính chuyên nghiệp của Công tác xã hội ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả với các nước trong khu vực.

Tham khảo thông tin về ngành Công tác xã hội tại đây:

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Công tác xã hội với an sinh xã hội

- Không có nhận xét nào
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nghề công tác xã hội, đưa mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên ngành công tác xã hội, nâng cao chất lượng của hệ thống trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, năm 2010, chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32). Đề án là một dấu mốc trong chặng đường hình thành và phát triển của nghề công tác xã hội ở Việt Nam.

Quá trình phát triển Nghề CTXH từ khi Đề án 32 được phê duyệt

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 32 trong cả nước, ngành công tác xã hội đã có sự thay đổi tự nhận thức đến hành động. Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lên kế hoạch thực hiện và điều phối hoạt động của Đề án.
Sau 06 năm thực hiện, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản  về kế hoạch thực hiện mục tiêu  của đề án được ban hành. Có hàng ngàn cán bộ, nhân viên, những người làm nghề công tác xã hội đã được tham gia tập huấn, tham quan thực tế các mô hình công tác xã hội tiêu biểu trong nước cũng như trên thế giới. Thành lập mới nhiều trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội, nhiều trung tâm đang hoạt động được bổ sung thêm các chức năng mới. Điều đó cũng giúp nhiều nhân viên, sinh viên có thêm cơ hội việc làm ngành công tác xã hội.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet
Ban chỉ đào Đề án Phát triển ngành Công tác xã hội thành phố Hà Nội cũng đã chủ động tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện nhằm tuyên truyền về nghề công tác xã hội, tuyên truyền về các văn bản pháp luật về các chính sách xã hội; đồng thời rà soát nhu cầu, nguyện vọng học tập của nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội và tại cộng đồng. Sở Lao động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã chủ động phối hợp và liên kết chặt  chẽ với các trung tâm đào tạo để tổ chức các khóa học, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho khoảng 5000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ trung ương đến địa phương.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, UBND tp Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc thành lập Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã họi cho người dân. Sự ra đời của Trung tâm đánh dấu sự quyết tâm và nhất trí cao của Ban lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển nghề công tác xã hội theo Đề án 32.

Công tác xã hội với an sinh xã hội

Nghề công tác xã hội có vai trò rất lớn trong việc bình ổn, an sinh xã hội
Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội của người dân
Giám đốc Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội, Ông Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ: Từ khi gắn bó với nghề Công tác xã hội, ông Minh đã trợ giúp cho rất nhiều trường hợp có hoàn cảnh éo le. Những thành quả đã đạt được cùng với những tình cảm, sự biết ơn của những người đã được nhận sự giúp đỡ từ ông khiến ông cảm thấy mình có thêm tình yêu và nhiệt huyết với nghề.
Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm đã làm nhiệm vụ tiếp nhận và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng cần được trợ giúp như: trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân của nạn buôn bán người, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, những người bị bệnh tâm thần…
Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho người cao tuổi, học sinh, thanh thiếu niên, phát các tờ thông tin tuyên truyền về hoạt động công tác xã hội…
Tìm hiểu thêm về ngành Công tác xã hội tại đây
Liên hệ với chính quyền và nhân dân địa phương để cùng xác định các vấn đề cần giải quyết giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại nơi cư trú, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao… cho nhân dân. Trung tâm cũng tham mưu cho các cơ quan cấp trên tại địa bàn Hà Nội giải quyết các chế độ cho nhân dân, có thể kể đến như: chăm sóc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh éo le, hòa giải mâu thuẫn gia đình, hỗ trợ giải quyết những vấn đề về tranh chấp quyền nuôi con Trung tâm tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng của Thành phố giải quyết chế độ như: đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng, phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình cho họ trở về hòa nhập đời sống cộng đồng, có những gia đình có mâu thuẫn gia đình, tranh chấp về quyền nuôi con…
Có thể nói, hoạt động của ngành công tác xã hội cho thấy nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, nâng cao năng lực của cá nhân trong việc tự giải quyết các nhu cầu, vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn và  hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, với hoạt động của nghề công tác xã hội, ý thức của người dân cũng được nâng lên rõ rệt: chủ động trong việc cải thiện môi trường sống, có kỹ năng hơn trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân…
Khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn với nền kinh tế quốc tế, chúng ta không chỉ liên kết với các quốc gia trên thế giới về mặt kinh tế mà còn phải liên kết về mặt xã hội. Sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Canada, Singapore, sự ra đời của Hiệp hội Công tác xã hội Quốc tế với sự tham gia của 116 thành viên đã  cho thấy vai trò quan trọng của ngành ctxh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.