Ở Việt Nam, công tác xã hội là một nghề mới mẻ nhưng đầy tiềm năng. Những năm gần đây, công tác xã hội đã có những đóng góp tích cực và đang dần khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Cụ thể, Công tác xã hội có vai trò bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội. Không chỉ vậy, công tác xã hội còn thúc đẩy và xây dựng một xã hội hài hòa vì hạnh phúc của các cá nhân trong xã hội. Mục đích chính mà nghề công tác xã hội hướng đến là hỗ trợ an sinh xã hội bằng cách giúp đỡ những người không thể tự đạt được an sinh. Ngoài ra, công tác xã hội cũng quan tâm đến cả các đối tượng có nguy cơ này sinh các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, Công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội.
Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội
Cán bộ nhân viên công tác xã hội có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sơ 05 -06, các cơ sở cung cấp dịch vụ cộng đồng, các trường học, các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế và sức khỏe tâm thần; các trường giáo dưỡng, nhà tù và phát triển cộng đồng…
Công tác xã hội cung cấp cho các đối tượng một số dịch vụ như: Tham vấn, trị liệu, hỗ trợ, tuyên truyền, nghiên cứu, hoạch định chính sách, đánh giá nhu cầu cung cấp dịch vụ và góp phần xây dựng chính sách tại địa phương và quốc gia.
Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em cần có sự bảo vệ đặc biệt: Nhân viên công tác xã hội có vai trò đánh giá tình hình của đối tượng trẻ em đang nghi ngờ là bị lạm dụng hoặc sao nhãng, bao gồm cả chính bản thân các em và tiềm năng của các mối quan hệ gia đình. Ở một số trường hợp, nhân viên công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng các phương pháp như tham vấn, liệu pháp gia đình và giáo dục về mặt xã hội để có thể can thiệp vào đời sống gia đình và cộng đồng giúp họ hiểu được nhu cầu của con em mình và nâng cao kỹ năng làm mẹ, tăng cường khả năng ứng phó.
Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: Đánh giá nhu cầu về xã hôi của người tàn tật và đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận với các dịch vụ phù hợp; duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng có thể cung cấp hỗ trợ tâm lý cho ngườ tàn tật và gia đình họ.
Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn khủng hoảng: Nhân viên công tác xã hội có vai trò thông qua các phương pháp như tham vấn, làm việc với gia đình hoặc liệu pháp gia đình để giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình. Trong tình huống có bạo lực trong gia đình nhân viên công tác xã hội phải can thiệp và cần xác định mục tiêu là để từng thành viên của gia đình và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.
Lĩnh vực sức khỏe bao gồm cả sức khỏe tâm thần (tại các bệnh viện, phòng khám, sở y tế): Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng khi hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho các bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động của bệnh tật. Một vai trò khác nữa của nhân viên công tác xã hội là cán bộ quản lý trường hợp để tìm kiếm dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những nhu cầu thay đổi của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng….Nhân viên công tác xã hội cũng đảm nhận vai trò quản lý chăm sóc tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội và cùng với các trung tâm cung cấp những hỗ trợ tâm ý xã hộ cho những cá nhân cần loại hình này.
Lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên: Trước tòa án, dù trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo thì nhân viên công tác xã hội có quyền hạn trong việc cung cấp sự hỗ trợ về tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên. Họ cũng có thể thay cha mẹ và người giám hộ đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên. Với trẻ em và người chưa thành niên phạm tội sau khi ra khỏ trường giáo dưỡng, các nhân viên công tác xã hội cũng góp phần giáo dục định hướng, hỗ trợ tâm lý xã hội và tìm việc làm phù hợp cho các em.
Trong nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách xã hội: Nhân viên công tác xã hội giữ vai trò tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, điển hình như tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước.
Vai trò trong việc giải quyết các vấn đề về tệ nạn xã hội: Sự cung cấp các dịch vụ công tác xã hội nhằm hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy, trung tâm phục hồi nhân phẩm, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hòa nhập với cộng đồng.
Trên đây là tất cả các lĩnh vực mà nhân viên công tác xã hội phối hợp với các ngành và các tổ chức chính quyền, đoàn thể có thể đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân hay tạo ra những thay đổi về môi trường xã hội đã làm gia tăng những vấn đề trong cộng đồng.
Mặt khác, nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, việc làm cho người nghèo, người yếm thế trong xã hội, do sự tác động của đói nghèo và sự chuyển biến của kinh tế tại thành phố, các vùng nông thôn, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị.
0 on: "Trong một số lĩnh vực hoạt động, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò gì ?"