Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nghề công tác xã hội, đưa mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên ngành công tác xã hội, nâng cao chất lượng của hệ thống trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, năm 2010, chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32). Đề án là một dấu mốc trong chặng đường hình thành và phát triển của nghề công tác xã hội ở Việt Nam.
Quá trình phát triển Nghề CTXH từ khi Đề án 32 được phê duyệt
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 32 trong cả nước, ngành công tác xã hội đã có sự thay đổi tự nhận thức đến hành động. Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lên kế hoạch thực hiện và điều phối hoạt động của Đề án.
Sau 06 năm thực hiện, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản về kế hoạch thực hiện mục tiêu của đề án được ban hành. Có hàng ngàn cán bộ, nhân viên, những người làm nghề công tác xã hội đã được tham gia tập huấn, tham quan thực tế các mô hình công tác xã hội tiêu biểu trong nước cũng như trên thế giới. Thành lập mới nhiều trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội, nhiều trung tâm đang hoạt động được bổ sung thêm các chức năng mới. Điều đó cũng giúp nhiều nhân viên, sinh viên có thêm cơ hội việc làm ngành công tác xã hội.
Ban chỉ đào Đề án Phát triển ngành Công tác xã hội thành phố Hà Nội cũng đã chủ động tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện nhằm tuyên truyền về nghề công tác xã hội, tuyên truyền về các văn bản pháp luật về các chính sách xã hội; đồng thời rà soát nhu cầu, nguyện vọng học tập của nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội và tại cộng đồng. Sở Lao động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã chủ động phối hợp và liên kết chặt chẽ với các trung tâm đào tạo để tổ chức các khóa học, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho khoảng 5000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ trung ương đến địa phương.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, UBND tp Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc thành lập Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã họi cho người dân. Sự ra đời của Trung tâm đánh dấu sự quyết tâm và nhất trí cao của Ban lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển nghề công tác xã hội theo Đề án 32.
Công tác xã hội với an sinh xã hội
Giám đốc Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội, Ông Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ: Từ khi gắn bó với nghề Công tác xã hội, ông Minh đã trợ giúp cho rất nhiều trường hợp có hoàn cảnh éo le. Những thành quả đã đạt được cùng với những tình cảm, sự biết ơn của những người đã được nhận sự giúp đỡ từ ông khiến ông cảm thấy mình có thêm tình yêu và nhiệt huyết với nghề.
Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm đã làm nhiệm vụ tiếp nhận và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng cần được trợ giúp như: trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân của nạn buôn bán người, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, những người bị bệnh tâm thần…
Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho người cao tuổi, học sinh, thanh thiếu niên, phát các tờ thông tin tuyên truyền về hoạt động công tác xã hội…
Tìm hiểu thêm về ngành Công tác xã hội tại đây
- Những ai phù hợp với ngành Công tác xã hội ?
- Học phí ngành Công tác xã hội là bao nhiêu ?
- Điểm chuẩn xét tuyển ngành Công tác xã hội
- Tuyển sinh Cao đẳng Công tác xã hội
- Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì ?
- Đăng ký xét tuyển ngành CTXH
- Quá trình phát triển ngành CTXH
- Những phẩm chất cần có của cán bộ CTXH ?
Liên hệ với chính quyền và nhân dân địa phương để cùng xác định các vấn đề cần giải quyết giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại nơi cư trú, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao… cho nhân dân. Trung tâm cũng tham mưu cho các cơ quan cấp trên tại địa bàn Hà Nội giải quyết các chế độ cho nhân dân, có thể kể đến như: chăm sóc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh éo le, hòa giải mâu thuẫn gia đình, hỗ trợ giải quyết những vấn đề về tranh chấp quyền nuôi con Trung tâm tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng của Thành phố giải quyết chế độ như: đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng, phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình cho họ trở về hòa nhập đời sống cộng đồng, có những gia đình có mâu thuẫn gia đình, tranh chấp về quyền nuôi con…
Có thể nói, hoạt động của ngành công tác xã hội cho thấy nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, nâng cao năng lực của cá nhân trong việc tự giải quyết các nhu cầu, vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn và hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, với hoạt động của nghề công tác xã hội, ý thức của người dân cũng được nâng lên rõ rệt: chủ động trong việc cải thiện môi trường sống, có kỹ năng hơn trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân…
Khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn với nền kinh tế quốc tế, chúng ta không chỉ liên kết với các quốc gia trên thế giới về mặt kinh tế mà còn phải liên kết về mặt xã hội. Sự ra đời và hoạt động mạnh mẽ của các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Canada, Singapore, sự ra đời của Hiệp hội Công tác xã hội Quốc tế với sự tham gia của 116 thành viên đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành ctxh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
0 on: "Công tác xã hội với an sinh xã hội"