Featured Post (TOP)

About

Người đóng góp cho blog

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội

Với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam, việc cân đối giữa phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội sẽ giúp cho xã hội của chúng ta phát triển một cách bền vững hơn. Vì vậy, đã đến lúc cần đẩy mạnh phát triển nghề Công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam, đồng thời cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành này để đảm bảo đội ngũ nhân viên công tác xã hội có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Trước hết cần hiểu Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, yếu thế hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội: người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già... Sứ mệnh của ngành Công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.
Đi tìm nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội

Nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội ở Việt Nam

Ngành Công tác xã hội đã phát triển thành một nghề chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thì nghề Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên mọi phương diện. Phần lớn những người làm Công tác xã hội đều chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức và kỹ năng về Công tác xã hội. Chính vì vậy, việc giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề cá nhân, gia đinh, nhóm và cộng đồng dân cư chưa đạt hiệu quả cao, thiếu tính bền vững.
Với mục tiêu phát triển Công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội gia đoạn 2010-2020 (quyết định 32/2010/QĐ-TTg , gọi tắt là Đề án 32) và đầu tư 2.347 tỉ đồng để thực hiện Đề án này. Đồng thời, công nhận Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề  chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Theo Đề án 32, có tới 40% dân số cần trợ giúp của các dịch vụ Công tác xã hội, trên cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực Công tác xã hội, tuy nhiên chỉ có 81.5% chưa qua đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu – Nguyên Cục trưởng cục Bảo trợ xã hội cho biết: Ở nước ta hiện nay, số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162.000 người. Trừ số cán bộ đã được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng Công tác xã hội, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản. Họ chỉ được tham gia vào các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về Công tác xã hội.

Công tác xã hội – Nghề cần nhiều kỹ năng và tấm lòng nhân ái

Bản chất của nghề Công tác xã hội là cung cấp dịch vụ cho người dân và nhân viên công tác xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Những đối tượng có hoàn cảnh đặc biêt là đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe, cần được bảo vệ, che chở… Nhân viên Công tác xã hội không những cần phải có kiến thức chuyên môn mà còn cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Đặc biệt, nhân viên Công tác xã hội cũng cần có đạo đức nghề nghiệp bởi đối tượng mà họ chăm sóc, phục vụ là những người đặc biệt.
cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp ?

Là một ngành mới ở Việt Nam, nhưng cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội lại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau như: Tại các cơ quan của ngành Lao động Thương binh và xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương; các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Ngoài ra, bạn có thể làm việc độc lập với vai trò là kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội, nhân viên xã hội
Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội bậc đại học và bậc cao đẳng từ năm 2004 nhưng phải tới khi đề án 32 được ban hành năm 2010 thì mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề Công tác xã hội. Từ đó, nghề Công tác xã hội mới chính thức được công nhận và được đưa vào đào tạo một cách bài bản, ngày càng được chuyên nghiệp hóa. Việc Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức Công tác tác xã hội được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy tiềm năng trên thị trường lao động.
Ngành nghề mới mở ra mang lại nhiều cơ hội việc làm, nhưng đó cũng là thách thức lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực Công tác xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, hiện nay cả nước có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, tuyển sinh hàng năm chỉ khoảng 2000 sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội. Mặt khác, đội ngũ giảng viên Công tác xã hội có bằng tiến sĩ và thạc sĩ lại rất ít, chỉ có khoảng 30-40 người, thậm chí có trường chưa có. Bên cạnh những khó khăn về nhân lực đó, công tác đào tạo nghề Công tác xã hội còn gặp một số khó khăn khác như: Chưa có nhiều tài liệu về ngành, chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… Tất cả những khó khăn trên đã cản trở sự phát triển của ngành Công tác xã hội theo đúng nghĩa và có một khoảng cách khá lớn nếu so sánh tính chuyên nghiệp của Công tác xã hội ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả với các nước trong khu vực.

Tham khảo thông tin về ngành Công tác xã hội tại đây:

0 on: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Công tác xã hội"